RAU MÓP CÂY TRỒNG THOÁT NGHÈO CHO NÔNG DÂN TẠI XÃ TRUNG AN, HUYỆN CỦ CHI
Xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh là một xã nông nghiệp. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 1.388,09 ha. Địa giới hành chính chia xã Trung An thành 06 ấp và đặc biệt 02 ấp (An Hòa và Bốn Phú) được con sông Sài Gòn chảy qua với hệ thống các sông, rạch dày đặc và được thiên nhiên ưu đãi quan năm. Thổ dưỡng nơi đây rất phù hợp cho phát triển ngành trồng trọt (như: trồng lúa nước, trồng khoai, trồng cây ăn trái, trồng rau,….).
Ngoài những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, người nông dân nơi đây vốn cần cù, siêng năng, chịu khó đã tạo ra sản phẩm nông nghiệp “Rau Mớp” đem lại thu nhập cao cho chính bản thân và gia đình mình. Cây “Rau Mớp” là một loại cây dại sống và sinh trưởng dưới nước (loại cây thủy sinh). Trước đây, cây “Rau mớp” mọc tự nhiên theo các bờ kênh, rạch và được người dân đem về sử dụng như một món rau dại khác trong các bữa ăn thường ngày, trong đám các giỗ và làm món rau chua phục vụ những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Kể từ năm 2000, trên địa bàn ấp Bốn Phú và ấp An Hòa được nhà nước đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, nạo vét kênh – rạch để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được thuận tiện và đạt hiệu quả cao hơn. Đến năm 2010, xã Trung An triển khai thực hiện “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” thì tất cả kênh, rạch trên địa bàn xã được đầu tư nạo vét, nâng cấp để phục vụ sản xuất nông nghiệp và chống ngập. Việc làm này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của cây rau mớp. Số lượng rau gần như không còn, vì loài rau này vốn mọc tự nhiện theo kênh, rạch và sinh trưởng trong nước dưới các tán cây (có độ che phủ vừa phải . Để làm món rau sử dụng thường ngày vốn đã quen thuộc với người dân tại ấp Bốn phú, thì một vài người dân ở đây đã tận dụng các mương của vườn cây ăn trái gia đình để trồng cây rau mớp với mục đích sử dụng cho gia đình.
Sau thời gian trồng (từ 06 tháng đến 01 năm) thì cây phát triển rất tốt, cho năng xuất không khác gì ngoài tự nhiện và sản lượng được nâng lên đáng kể. Sản lượng rau ngày càng nhiều sử dụng không hết, chính vì vậy người dân tổ chức “ủ chua” đem ra chợ truyền thống để bán và được người dân xung quanh đón nhận và tiêu thụ.
Qua một thời gian, cây rau mớp được bán lẻ tại các Chợ truyền thống trên địa bàn xã và Chợ tuyền thống của các xã lân cận thì được người dân tiêu thụ ngày càng nhiều và giá cả được nâng lên. Với nhu cầu tiêu thụ rau mớp ngày càng tăng lên và thụ nhập từ cây rau mớp cao gấp bốn lần các loại cây trồng khác, các hộ trồng rau mớp trên địa bàn ấp Bốn Phú đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích sản xuất và đem lại thu nhập ổn định cho gia đình. Chính vì hiệu quả mang lại từ cây rau mớp và sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương nên đa số người dân ở đây đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây rau mớp kết hợp phát triển vườn cây ăn trái. Hiện tại trên địa bàn ấp Bốn Phú, xã Trung An có 67 hộ trồng rau mớp với tổng diện tích khoảng 23 ha, đã đem lại thu nhập ổn định cho chính các hộ trồng và giải quyết việc làm thường xuyên 150 lao động trong ấp Bốn Phú. Từ đó. góp phần giúp xã Trung An hoàn thành 19/19 tiêu chí xây “nông thôn mới” và được công nhận đạt chuẩn “Xã nông thôn mới nâng cao năm 2019”.
Đầu năm 2019, Ủy ban nhân dân xã Trung An phối hợp cùng Hội nông dân xã Trung An tổ chức vận động thành lập tổ hợp tác “Rau Mớp” tại ấp Bốn Phú do ông Võ Văn No làm tổ trưởng. Từ khi được thành lập tổ hợp tác “Rau Mớp” luôn hoạt động ổn định. Sản phẩm tạo ra đạt chất lượng đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng và đem lại thu nhập cao cho 28 tổ viên và góp phần giải quyết việc làm ổn định cho 56 lao động tại địa phương với thu nhập bình quân 5.000.000đ/người/tháng.
Với những kết quả thu được, sản phẩm rau móp của tổ hợp tác “Rau Mớp” xã Trung An đã được vinh dự có tên trong danh sách đề cử trong Lễ “Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu TPHCM năm 2019”. Đây là buỗi Lễ nằm trong khuôn khổ các hoạt động Chợ phiên nông sản lần thứ X năm 2020 được tổ chức tại Công viên Bình Phú (quận 6, TPHCM) nhằm hỗ trợ hội viên, nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp nông nghiệp có điều kiện trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiếp cận thông tin, công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và xúc tiến thương mại; giúp nông dân nâng cao nhận thức về lợi ích của mô hình hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị.
Thông qua Chợ phiên sản lần thứ X, Hội nông dân TPHCM tổ chức lễ “Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu TPHCM năm 2019”. Trong đó, sản phẩm “Rau Mớp” của xã Trung An đã đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và được Hội nông dân Thành Phố cấp chứng nhận “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2019”.
Trồng rau Móp-Tiềm năng phát triển
Trồng rau muống đã giúp đưa người nông dân thoát khỏi đói nghèo tại xã Trung An, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Trung An là một xã nông nghiệp với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nông nghiệp và “Rau Mớp” là một loại rau dại trước đây mọc tự nhiên dọc bờ kênh và được người dân sử dụng trong bữa ăn hàng ngày và các lễ hội truyền thống. Từ khi chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn vào đầu những năm 2000, môi trường mà Rau Mớp phát triển đã bị ảnh hưởng đáng kể và loại rau này hiện nay rất hiếm. Tuy nhiên, một số nông dân tại Trung An đã sử dụng vườn cây ăn trái gia đình của mình để trồng Rau Mớp, đem lại năng suất và thu nhập cao. Rau này được bán tại các chợ truyền thống tại Trung An và các xã lân cận, trở thành nguồn thu nhập đáng kể cho các nông dân địa phương.
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!